Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Trang phục nào nên giữ lại?

Cuối năm là dịp để cho chúng ta chọn lựa và loại bỏ một số quần áo cũ lỗi thời. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề làm bạn phân vân không ít. Giữ lại… không giữ lại…?
Tạp chí L’Internaute cho kết luận theo lời khuyên của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng:
• Áo chemise trắng, đen: dù là kiểu nào cũng là trang phục phù hợp cho mọi hoàn cảnh.
• Quần tây trắng, đen: với kiểu cắt trễ eo và ống hơi loe vì nó sẽ tạo cho bạn dáng tự tin và sang trọng.
• Xách tay: chọn túi có màu sắc cơ bản như đen, nâu, trắng, đỏ bordeaux.
• Trang phục jean:  thích hợp cho những dịp ngoài công sở. Quần, váy jeans có thể đi với áo chemise, có hay không có áo khoác.
Đây là những trang phục cơ bản, là trang phục vượt thời gian, có thể mặc bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh bình thường và thích hợp với người mặc. 
                                                                                                                               Minh Đăng

Thời trang “hàng thùng” trở lại

Quần áo hàng thùng (second hand) tưởng chừng đã lùi vào dĩ vãng, bỗng sôi động trở lại. Khách đến mua không phải vì ham rẻ, mà để săn tìm quần áo hàng hiệu, độc, lạ.

Thời hoàng kim của quần áo hàng thùng cách đây hơn 10 năm, khi đó ở Hà Nội người người đi mua hàng thùng, nhà nhà sử dụng hàng thùng. Chợ Hàng Da, Kim Liên trở thành trung tâm thời trang nườm nượp khách mua. Thế rồi cơn lốc hàng Trung Quốc giá rẻ đã đánh bạt hàng thùng về những vùng quê. Các cửa hàng bán đồ hàng thùng cũng dần teo tóp.
Gần đây, kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, chợ hàng thùng bắt đầu sôi động trở lại. Ngoài những địa chỉ vẫn duy trì trước đây, hàng thùng còn được bán tại các chợ Thành Công, Nghĩa Tân, Bách Khoa, phố Đào Duy Anh, Hoàng Tích Chỉ… nhưng với những “con nghiện” hàng thùng, nhiều và rẻ nhất là ở chợ Đông Tác. Những ai lần đầu đến chợ hàng thùng Đông Tác sẽ phải choáng ngợp. Quần áo được chất đống, bày bán bạt ngàn khắp các ngóc ngách lớn nhỏ trong khu tập thể Khương Thượng. Những ngày cuối tuần, nhất là đầu mùa hè hay mùa đông, chợ hàng thùng đông khách tới mức khó kiếm chỗ gửi xe. Chị Thu Hương, chủ cửa hàng bán đồ hàng thùng tại chợ Đông Tác, cho hay những người tìm đến chợ phần lớn là có gu thẩm mỹ, công chức, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ, chủ shop thời trang... Họ là những tín đồ săn tìm hàng hiệu, độc giá rẻ.
Những người tìm đến chợ hàng thùng phần lớn là công chức, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ...
Những người tìm đến chợ hàng thùng phần lớn là công chức, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ...   - Ảnh: Thu Hằng 
Tuy nhiên, ở chợ hàng thùng cũng đầy rẫy hàng giả, hàng nhái, thực chất là hàng Trung Quốc trà trộn vào. Kinh nghiệm của những tín đồ hàng thùng, nên đi mua hàng lúc rảnh vì phải kiên trì đào, bới đống hàng thùng lựa chọn được đồ ưng ý. Đặc biệt, muốn săn hàng độc và đẹp phải mua đúng lúc người bán mở kiện.
Chị Bùi Thục Quyên (nhân viên ngân hàng) chia sẻ: “Chị em trong cơ quan thường rủ nhau 6-7 người mua chung một kiện (100 kg), giá “đập kiện” cao hơn một chút, khoảng 6-8 triệu đồng nhưng được chọn hàng “nước” một thoải mái, có nhiều cái đẹp mà lại độc không bị đụng hàng. Có những cái hàng hiệu hẳn hoi vẫn còn mới nguyên, giá lại cực rẻ so với hàng mới. Mặc vào ai cũng tưởng xài đồ hàng hiệu”.
Còn chị Bích Diệp (giáo viên) cho hay quần áo hàng thùng là lựa chọn tối ưu cho những người quá khổ. Mua hàng nên lựa những cái nào trông vẫn còn mới một chút, không bị nhão, chất vải mịn sờ vào mát tay là ổn.

Mua hàng thùng ở Hà Nội, khách hàng vẫn ngán nhất kiểu nói thách với giá trên trời của các bà bán hàng. Vì vậy, nếu nghe người bán hàng hét giá, chỉ mặc cả xuống 1/3 hoặc 1/2. Những đồ độc, đẹp và mới giá có khi ngang ngửa hàng mới (khoảng
500.000-600.000 đồng) nhưng nếu so với hàng hiệu vẫn rẻ chán. Ngoài quần áo hàng thùng, tại chợ Đông Tác, Hoàng Tích Chỉ còn có các cửa hàng bán phụ kiện hàng thùng như: giày dép, túi xách, ví da, thắt lưng…
Thu Hằng

Hàng thùng 'đập kiện' vỉa hè lấn át chợ đêm sinh viên

Trong thời giá cả leo thang, thói quen mua hàng của những người thu nhập thấp và trung bình thay đổi, khiến hàng thùng giá rẻ thời gian gần đây rất hút khách mua.
> Nắng nóng, kính râm giá rẻ hút khách

15.000, 20.000 đồng, thậm chí chỉ 10.000 đồng... là giá của những chiếc áo thun hàng thùng bày bán trên đoạn vỉa hè đối diện cổng chợ đêm sinh viên trên đường Xuân Thủy (Hà Nội) các buổi tối trong tuần. Với những loại váy có dáng lạ, chất lượng "ngon" hơn, mức giá cũng có khi lên đến 50.000-70.000 đồng, nhưng rất ít sản phẩm vượt quá 100.000 đồng
Xuất hiện cách đây 1-2 tháng, chợ hàng thùng này họp từ khoảng 19h đến hơn 22h đêm và chỉ có 4-5 sạp hàng. Dưới ánh sáng vàng mờ của những ngọn đèn đường, tối nào cũng có cả trăm lượt khách (chủ yếu là phụ nữ) xúm xít bới chọn. Không có mắc treo, hàng thùng bán tại đây đổ thành đống to cho người mua thỏa sức... bới. Những sạp hàng nhỏ hơn bày sản phẩm lên tấm bạt, sắp xếp gọn gàng để khách dễ nhìn.
Chợ hàng thùng được quảng cáo là hàng
Chợ hàng thùng được quảng cáo là hàng "đập kiện" giá rẻ luôn đông nghịt khách mua.
Ảnh: Tuệ Minh.
Theo một người bán quần áo hàng thùng tại vỉa hè, hàng được nhập về nguyên kiện từ mối lớn. Chất lượng và giá thành thậm chí còn cạnh tranh hơn một số tuyến phố chuyên bán hàng thùng tại Hà Nội như Kim Liên hay Đông Tác, chị cho biết. Nguyên nhân là bán tại khu vực tập trung nhiều trường đại học, nhà trọ sinh viên và công trường xây dựng nên khách mua chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân, người bán không thể đẩy giá cao lên hay nói thách quá nhiều.
Tuy nhiên, điều khiến chị ngạc nhiên là ngay cả những người trước kia vốn thờ ơ và có định kiến với hàng "nước hai" như công nhân, người bán rong, lao động tự do... cũng đã bắt đầu có thói quen mua hàng cũ. "Có những tối bán được cả chục món đồ cho công nhân mấy công trường gần đó. Trước đây, những người này thường mua hàng ở chợ đêm đối diện", chị này tiết lộ.
Theo chị, thường hàng mới mở kiện sẽ có giá cao hơn, do có nhiều sản phẩm còn gần như mới, nguyên mác. Tuy nhiên, ngay cả với hàng loại một như vậy cũng không khi nào vượt quá 100.000 đồng một sản phẩm. Mức giá thường cao nhất 70.000-80.000 đồng. Còn với loại hai, ba, có khi chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng đến 30.000 đồng, khách đã mua được chiếc áo, váy. Người bán hàng đánh giá đây là mức giá quá rẻ trong bối cảnh hàng hóa tăng mạnh như hiện nay và không quên tiết lộ, chuyện bán được cả trăm sản phẩm trong một buổi tối là bình thường.
Nguyễn Thị Hương, sinh viên một trường ĐH trên đường Cầu Giấy đang chọn mua hàng hàng thùng cho hay, từ lúc các sạp hàng "đập kiện" này mở ra, cô nàng đã trở thành tín đồ. Cô kể trước kia thường hay vào chợ đêm sinh viên, chợ Nhà Xanh hoặc Nghĩa Tân để mua quần áo giá rẻ. Nhưng từ khi giá cả leo thang, tiền nhà trọ, tiền ăn ở, điện nước sinh hoạt cũng tăng lên cũng khiến cho thói quen mua hàng thay đổi.
"Trước, cứ nghĩ đến việc mặc quần áo cũ là mình thấy ghê ghê, nhưng mà bây giờ thì những sạp hàng này lại thu hút rất đông khách mua, nên mình nghĩ người ta mặc ầm ầm, mình chẳng việc gì phải sợ", Hương thật thà chia sẻ.
Thời bão giá, người tìm đến hàng secondhand là những người có thu nhập trung bình và thấp như sinh viên, công nhân, lao động tự do... Ảnh: Tuệ Minh
Thời bão giá, người tìm đến hàng secondhand là những người có thu nhập trung bình và thấp như sinh viên, công nhân, lao động tự do...
Ảnh: Tuệ Minh
Giá hàng bán tại đây rất rẻ chỉ từ 10.000 đồng đến 40.000-50.000 đồng một chiếc nên rất phù hợp với túi tiền sinh viên. Hương tính toán, với 200.000 đồng trong tay, nếu mua hàng mới, dù tại chợ đêm bình dân hay shop trên phố cũng chỉ mua được cùng lắm một hai sản phẩm. Còn nếu mua hàng thùng "đập kiện", có thể rinh về một lúc cả năm bảy món đồ.
Chọn mua áo sơ mi ở vỉa hè Xuân Thủy tối 14/5, chị Luyến quê ở Hà Nam làm công nhân xây dựng cho hay trước đây chưa bao giờ nghĩ đến mặc đồ lại của người quen, chưa nói đến việc ra chợ "rước" hàng thùng về mặc. Chị vẫn hay mua quần áo để mặc tại hàng rong và chợ đêm sinh viên, vì giá cũng không đắt, mà lại là hàng mới trăm phần trăm.
Tuy nhiên, từ khi vật giá leo thang trong khi lương không tăng lên đáng kể, chị chuyển sang mặc hàng thùng bán ở vỉa hè. Chị này tính toán, hiện tại, mỗi ngày công khoảng 120.000 đồng, một tháng trung bình làm 20 ngày, cũng được khoảng gần 3 triệu đồng. Bỏ một phần mười trong số tiền này mà mua được 5-6 bộ quần áo mặc cả năm thì rõ ràng là kinh tế.
Bác sĩ Thoa, Viện Da liễu Quốc gia nhận định, việc mặt quần áo mất vệ sinh có nguy cơ gây nên các bệnh về da, trong đó có viêm da và một số bệnh nấm. Với hàng secondhand bán ở vỉa hè, bác sĩ Thoa cho rằng, không loại trừ trường hợp chủ nhân trước mắc bệnh về da, do đó người mua cần cảnh giác, lựa chọn kỹ lưỡng và nếu mua được áo, quần nguyên mác là tốt nhất.
Còn theo chia sẻ của chị Mai, có thâm niên bán hàng quần áo cũ tại phố Kim Liên, khách mua hàng thùng nếu cẩn thận nên giặt một lần qua nước nóng và phơi thật khô. Chị này cũng khuyên người mua, thay vì mua đồ lót thì chỉ nên mua các loại đồ mặc ngoài như áo, váy.
Tuệ Minh

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Dân sành điệu “tầm nã” hàng thùng


Giờ đây, hàng thùng, hàng “si – đa” không phải là sản phẩm độc tôn cho những người được gọi là con nhà nghèo. Khách hàng của những cửa hàng bán đồ second -hand không thiếu, công chúa, thiếu gia con nhà giàu cưỡi SH, Dylan, Liberty…
 Đồ cũ tiền triệu
 Vào vai một người đi mua hàng “si – đa”, tôi cùng cô bạn mục sở thị chợ Đông Tác, nơi được xem là có nhiều cửa hàng bán quần áo hàng thùng nhất Hà Nội. Mặc dù lúc đó là 1h chiều, nhưng lượng người vào mua sắm quần áo rất đông. Dạo một vòng quanh chợ có thể thấy các cửa hàng đều không có biển hiệu quảng cáo hoành tráng, quần áo không được treo móc cẩn thận, không có người phủi bụi hàng ngày mà bị vứt lăn lóc trên nền nhà thành những đống cao đến ngang bụng người. Trong khu chợ đặc biệt này, hàng hoá cũng khá đa dạng, đầy đủ từ quần áo, dày dép, thắt lưng da đến quần áo lót. Đặc biệt, tất cả hàng hoá ở đây đều rất “độc”, hiếm khi có chiếc thứ 2.
 Theo tìm hiểu của PV, những mặt hàng bán ở đây thường là những hàng lỗi hoặc đã qua sử dụng ở các nước châu á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Những hàng này thường có chất liệu tốt, và mẫu mã khá đẹp, không giống những hàng “si – đa” ở trong nước. Nếu như một chiếc áo “si – đa” ở trong nước chỉ có giá từ 5000 đồng thì hàng thùng được nhập khẩu từ nước ngoài về có giá khá cao, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Dân săn đồ gọi đó là hàng “si – đa” xịn.
 Đắt vì độc
 Mua hàng thùng có rất nhiều đối tượng, đặc biệt, trong số đó có một lượng lớn là những người khá sành điệu, nhiều tiền và chịu chi chịu chơi.
 Anh Nguyễn Hoàng Long nhà ở Văn Quán (Hà Nội) vừa loay hoay lục tung đống quần áo vừa cho chúng tôi biết: “Người bình thường cứ nghĩ dùng hàng thùng là hàng rởm, nhưng không phải, dân chơi mới là dân chuyên săn hàng thùng. Bởi lẽ hàng thùng đa số là hàng xịn, chất cực thích, nên khi mặc rất thoải mái. Đặc biệt, lí do chính khiến nhiều dân chơi nghiện hàng đổ đống đến nỗi dành cả ngày để tìm hàng là vì tiêu chí “độc”, khi mặc những bộ quần áo này, không lo bị đụng hàng”. Anh Long cũng bật mí, cuối tuần rảnh rỗi, anh thường cùng bạn gái đi lùng hàng, có khi tìm cả ngày mới được cái ưng ý. Sở dĩ tìm lâu như vậy vì hàng đổ đống, nên bới được cái vừa ý rất khó. Tất cả quần áo đều chỉ có một cái duy nhất, không có nhiều kích cỡ để lựa. Vì thế khi chọn được cái hợp kiểu dáng nhưng lại không vừa người. Nhưng cái cảm giác được mặc một chiếc áo hàng xịn mà người khác không có đã khiến nhiều người sẵn sàng bỏ công sức, thời gian để tìm hàng cũ.
 Chị Phượng chủ một cửa hàng trong chợ Đông Tác cũng cho biết: “Khách hàng của cửa hàng chị rất đa dạng, trong đó có một lượng lớn là những dân sành điệu, nhiều tiền ưa hàng độc”.
 Chị Linh cũng chia sẻ, là một khách ruột của cửa hàng nên khi nào có hàng mới lấy về, chị sẽ là người đầu tiên được chọn. Hàng vừa bung kiện thì mới có nhiều cái đẹp, nếu để người ta chọn hết rồi thì khó tìm cái đẹp lắm. Hàng này người ta gọi là hàng nước đầu, tức hàng vẫn còn nhiều đồ xịn, người săn đồ nào cũng muốn được chọn loại hàng này. Nhưng chị Linh cũng cho biết: “Để chọn được những mặt hàng này rất khó, vì nếu có đồ thực sự đẹp, chủ cửa hàng sẽ chọn và qua các công đoạn như giặt tẩy, là sẽ mang đến các shop bán với giá cao, có cái bán với giá hàng triệu đồng”.
 Chọn không dễ
Tuy đã khá sành sỏi trong việc lựa đồ quần áo, và đặc biệt là đã quá quen với việc mua hàng thùng, nhưng anh Long cũng phải thừa nhận đã có lần anh mua phải hàng rởm. Chủ cửa hàng giới thiệu là hàng xịn vẫn còn trong nước đầu (mới lấy về – PV) nên nhìn qua mình lấy về ngay. Mất gần triệu bạc mà chiếc quần mặc được mấy hôm đã mục và phai màu khủng khiếp. Anh Long cũng cho biết, nhìn những quần áo nhàu nát và bụi bẩn ấy, đôi khi cũng khó xác định được hình dáng thật của chúng. Thậm chí có những bộ đồ bị vương vết bẩn, về nhà giặt là kỹ cũng không thể dùng được.
Cũng không ít người rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười như anh Long. Lợi dụng suy nghĩ của mọi người về hàng thùng thường là hàng chất lượng tốt, nhiều chủ cửa hàng đã trà trộn những hàng kém chất lượng vào để bán với giá cao, kiếm lời.
 Qua tìm hiểu, chúng tôi đã được một người từng làm nhân viên cho một cửa hàng bán quần áo trên phố Hoàng Tích Trí hé lộ những chiêu qua mặt khách hàng. Anh này cho biết: “Khi đến những chỗ chuyên mua bán đồ hàng thùng, mọi người đều nghĩ đó là đồ chất lượng tốt và hầu như không nghi ngờ về chất liệu của nó. Giữa hàng nghìn chiếc áo nhàu nát bỗng nhìn thấy một chiếc áo mới thì ai cũng thích vào chọn luôn mà quên để ý chất liệu của nó. Những chiếc quần áo mới được trà trộn vào đó là những hàng rởm xuất xứ từ Trung Quốc có chất lượng kém, giá mua vào chỉ vài chục ngàn. Những hàng này chỉ dùng được một thời gian là hỏng hoặc mất dáng”. Anh này cũng tiết lộ, cửa hàng mà trước kia anh làm thuê đã qua mặt được khá nhiều khách hàng không sành sỏi trong việc mua sắm, loại hàng này khá dễ lừa khách hàng.

“Chơi” hàng thùng – Đã ai nghe qua chưa ?


Giá đến mấy triệu bạc nhưng cũng chỉ mua được một chiếc quần hoặc áo cũ, trong khi đồ mới nguyên đai, nguyên nẹp thì chỉ có vài trăm ngàn đồng. Điều này thoạt nghe khó tin, nhưng những chuyện thật đến trăm phần trăm này đang ngày càng phổ biến ở Hà Nội.

Không có vài nghìn đô la để dùng giầy mới của Nike, túi xách của Louis Vuitton nên cô chuyển sang dùng hàng second hand. Một chiếc áo, một đôi giày hay ví của Hà có giá ít nhất từ 500.000 đồng trở lên. Hà sẵn sàng bỏ ra cả triệu đồng để sở hữu một đôi giày đã mòn gót vì nó là hàng độc.
Không chỉ có mình Hà, rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, công việc khác nhau như diễn viên, ca sĩ, giáo viên, doanh nhân… đều chung sở thích dùng hàng độc. Mặc dù chị Tô Mai Lan ở ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn, chị Tô Mai Lan có thể mua sắm nhiều thứ thuận tiện với giá rẻ, nhưng chị rất ít khi mua hàng mới.
Từ mấy năm nay, giầy dép của chị đều là hàng second hand được mua trong những lần xuống Hà Nội. Chị kể, đôi giầy chị đang đi được mua cách đây hai năm với giá 400.000 đồng. “Hồi đó, bạn bè kêu ầm lên khi biết tôi mua giày cũ với giá đó. Nhưng bây giờ thì không ai nói gì nữa, lại còn hỏi xem tôi mua ở đâu. Đôi giầy này càng đi lâu, da càng bóng và đẹp”, chị cười nói.
Chị Sĩ Thị Thường, một công chức ngành thuế, là “tín đồ” hàng second hand đã ngót hai chục năm. Từ những chiếc valy cho hai cô con gái đi du học, cho tới quần áo mặc trên người của chị đều là hàng second hand. Trong lần chuẩn bị cho cô con gái đi du học vừa qua, chị bỏ ra hơn hai triệu đồng để mua chiếc valy có nhãn hiệu nổi tiếng ở chợ Hàng Da.
Theo chị Thường chất liệu của chiếc valy đó tốt, kiểu dáng đẹp, đặc biệt còn thể hiện đẳng cấp mà không cần phải bỏ số tiền lớn. Thực tế, cái giá của sự độc đáo, sang trọng tính ra cũng không hề đắt. Chị Thường tâm sự: “Nhiều chiếc áo sau khi mua về, tôi giặt lại và mặc lên nhìn không khác gì áo mới, vẫn rất lịch sự và sang trọng”.
Nếu như ở Kim Liên, với 50.000 hoặc 70.000 đồng khách hàng có thể sở hữu một chiếc áo khá đẹp, thì ở khu Hàng Da và Phan Bội Châu, giá sẽ đắt hơn. Có thể kể đến một số nơi là điểm đến quen thuộc của giới “sành điệu” như giầy dép, túi xách Cường Sơn, Hợp Đạt (Phùng Hưng), Hàng Thùng số 2 Phan Bội Châu… Hàng ở đây đã được chọn lọc nên nói chung toàn đồ xịn. Ví dụ như túi của Louis Vuitton, D&G, Chanel và Calvin Klein, ví Boss… Giá nhiều mặt hàng ở đây lên đến vài triệu đồng.
Hiếm có khó tìm
Hàng second hand có nhiều ở Hà Nội, nhưng tìm được một món đồ ưng ý, không *ng hàng thì rất tốn thời gian và công sức. Muốn mua được chiếc valy cho con gái, chị Thường đã phải dành các buổi trưa của cả tuần để vào chợ Hàng Da, đồng thời còn đặt trước từ chủ cửa hàng quen. Để có được những bộ quần áo ưng ý. Hà đã mất khá nhiều thời gian cho việc săn lùng đồ cũ.
Tuy khó là vậy, nhưng theo chị Dung, một người bán ví, túi xách hơn 20 năm ở phố Phùng Hưng, thì dù đã qua sử dụng nhưng do độc đáo, không *ng hàng nên đồ second hand vẫn được rất nhiều người thích.
Nhưng đồ hiếm, giá cao cũng không chắc đã tỷ lệ với lãi nhiều. Đó là chưa nói đôi khi còn rủi ro. Hàng ở đây chủ yếu phụ thuộc vào đầu nậu mang từ Campuchia sang. Khi có hàng, đầu nậu sẽ gọi điện báo. Phần lớn hàng của chị Dung là “nước một” cực đẹp và hợp thời trang. “Nhưng cũng có nhiều kiện mở ra toàn hàng xấu, chất đống mà bán, không có được những thứ mình mong muốn”, chị nói thêm. Còn chủ cửa hàng quần áo ở 83 Thợ Nhuộm thì cho biết hàng second hand giá cao thường phải có khách đặt thì mới dám lấy. Cũng vì thế nên không phải ai cũng mạo hiểm buôn dòng hàng này. Chị Ngọc Lan, chủ cửa hàng quần áo ở Phùng Hưng chia sẻ: “Tôi hiếm khi nhập hàng giá độc và đắt, vì giá cao lại kén khách. Kể cả không lỗi mốt, không bị lỗ nhưng nếu bán chậm thì dễ bị đọng vốn”.
Dù không nhiều, nhưng đồ second hand cũng còn một nguồn nữa là từ chính cư dân ở Hà Nội. Nhiều người mặc đồ một thời gian đâm chán vì lỗi mốt (hay bị chê), nên đã “ký gửi”. Nếu chủ hàng bán được với giá cao thì ăn phần chênh lệch, còn không thì để đó
Chịu chơi
Dù đã tốt nghiệp nhưng sinh viên lớp Luật kinh tế, trường Đại học Luật vẫn nhắc lại cô bạn Nguyễn Ngân Hà, biệt danh Nấm. Từ bộ quần áo, túi xách cho tới giầy dép của cô đều là của những thương hiệu nổi tiếng. Nhưng tất cả đều là hàng… second hand

Sức hút khó cưỡng của… hàng thùng


Đẹp, độc đáo là lựa chọn số 1 của dân nghiền đồ “sida”. Trần Thị Vân, chủ cửa hàng thẩm mỹ (Gia Lâm, Hà Nội) là khách hàng quen của tiệm đồ “sida” ở khu Đông Tác (Hà Nội). Mỗi khi có hàng mới về, ngay lập tức chủ cửa hàng gọi điện cho Vân sang lựa chọn món đồ mới nhất, “xịn” nhất.
Luôn tay bới đống quần áo chứa đầy sàn nhà, Vân hào hứng kể: “nhiều người hay trầm trồ mỗi khi em diện những bộ váy có gắn mác “made in HongKong”, “made in Korea”, “made in Japan”…Ai cũng tưởng em phải bỏ một đống tiền ra để mua chừng ấy đồ hàng hiệu, nhưng thật tình em chỉ mua với giá 70.000 -100.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, để tìm được món đồ ưng ý, mất rất nhiều thời gian để “đãi cát tìm vàng”.
Đồ “sida” thường có giá cả rẻ bất ngờ, nên khu chợ Đông Tác ngày nào cũng tấp nập khách. Nhưng không phải món đồ nào cũng được mua với giá bình dân như thế. Rất nhiều món đồ ở đây được bán với giá ngang bằng các shop hàng hiệu. Những đôi giày hiệu Gucci, hay những chiếc túi xách bóng loáng hợp thời trang được bán với giá từ một triệu đồng trở lên. Tuy giá cả không hề thua kém so với đồ mới bày bán trong các shop, nhưng theo như đánh giá của dân “nghiền” đồ “sida” thì “đồ cũ vẫn có chất lượng tốt hơn nhiều.
Cầm trên tay chiếc túi xách vừa mua với giá 1,5 triệu đồng/cái, Nguyễn Thị Phương (Đống Đa, Hà Nội) bật mí: “nếu ra đường, nhìn người nào mặc đồ hàng hiệu, mà “độc” thì nhất định là đồ “sida”. Hàng hiệu mà mới tinh thì rất đắt, làm sao đủ tiền để liền lúc mua mấy cái về mặc. Đồ cũ, nhưng chất lượng vẫn tốt, lại hợp thời trang, thế là ổn.
Khu chợ đồ điện tử, giày da…ở ngã tư Đoàn Trần Nghiệp – Mai Hắc Đế vài tháng nay cũng xuất hiện một chợ đồ cũ. Hàng hoá đa dạng từ loa, đài, pin điện thoại, đến những rổ ốc vít được bày bán la liệt.
Anh Đinh Văn Quân (Hoàng Mai, Hà Nội) có cửa hàng sữa chữa đồ điện tử, hầu như ngày nào, anh Quân cũng lên chợ đồ cũ này lựa vài món đồ về lắp cho khách. Anh cho biết: “Đồ điện tử ở chợ “giời” này rẻ lắm, mua về bán lại có lãi hơn nhiều. Ví dụ mỗi chiếc tai nghe sony tôi mua ở đây với giá 5.000 đồng/chiếc, về bán lại có thể là 20.000-30.000 đồng/chiếc. Cái quan trọng là phải biết chọn đồ như thế nào.”
Hay lui đến chợ đồ điện tử nhất có lẽ là sinh viên trường Bách Khoa. Ngày nào quầy hàng của anh Hoàng (Hải Phòng) sinh viên Bách Khoa cũng phải chen chân để chọn được món đồ ưng ý. Đa phần sinh viên ra đây săn “đồ cổ”, rồi tháo linh kiện lắp sang các máy đời mới, nếu không thì nâng cấp các tính năng rồi bán cho các cửa hàng sửa chữa điện tử. Nhiều sinh viên kháo nhau, nghề tân trang lại đồ điện tử cũ ở chợ “giời” là công việc làm thêm nhiều tiền. Bởi chỉ với 5.000-10.000 đồng một món đồ cũ, họ sẽ bán với giá gấp 3-4 lần từ những món đồ tưởng chừng chỉ “vứt đi” kia.
Mùa mua sắm cuối năm cũng là mùa khởi động của nhiều cửa hàng, ngay cả các cửa hàng đồ cũ cũng rộn ràng vào mùa. Nếu không muốn tốn nhiều tiền mà vẫn có đồ tốt để dùng, thì đồ “sida” là lựa chọn của rất nhiều người.
Công nghệ “hô biến”
Đối với các loại quần áo, giầy dép, túi xách thì hàng “sida” cũng có nhiều đẳng cấp khác nhau. Anh Phong (bán quần áo ở chợ Đông Tác) gần chục năm naycho biết: “Hàng sida từ Campuchia về có hai loại: một loại được chọn lọc rồi đóng gói ở ngay biên giới theo từng chủng loại khác nhau, loại kia được bán theo cân, chất lượng không tốt bằng loại thứ nhất. Về đến Hà Nội, các chủ hàng thường phân ra các loại hàng còn tốt, xịn được đưa vào các cửa hàng hiệu để bán với giá đắt, có chiếc vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, còn lại mới đem ra chợ giời để tiêu thụ.”
Theo lời anh Phong, các chủ hàng thường dùng nhiều chiêu để biến đồ cũ thành đồ mới, bán được giá hơn. Cách thường gặp nhất là “cạo lông” cho những món đồ thun cũ đã bị xù xì. Sau khi được tân trang lại, khách hàng sẽ khó phát hiện ra đâu là đồ cũ, mới. Chỉ đến khi dùng một thời gian đồ mới mau xuống sắc. Nên dân nghiền đồ “sida” thường để ý từng lỗ thủng nhỏ trên áo thun, đó là dấu hiệu của những đồ đã được “cạo lông” cho mới.
Những chiếc áo trắng khi bị ố màu cũng qua công đoạn làm mới với thuốc tẩy trắng cực mạnh, những chiếc áo này sẽ nhanh chóng bị mục và xuống cấp nhanh chóng chỉ sau vài lần giặt.
Giống như hàng thời trang, chợ đồ cũ  đầy đủ các mặt hàng cũng không rõ nguồn gốc từ đâu đổ về ngày một nhiều. Đến chợ đồ cũ Đoàn Trần Nghiệp-Mai Hắc Đế, có không ít thanh niên gạ gẫm khách mua một vài món đồ vẫn còn tốt, với giá cực rẻ. Những đồ này được khách hàng rất ưa thích, vì không bị hỏng hóc mà chất lượng tốt. Chính vì thế, khu chợ giời này mới có thêm cửa hàng bán đồ ăn trộm ở Đê La Thành đến mở mang “lãnh địa”.
Khi hỏi về nguồn gốc hàng hoá, chị Hải (bán điện thoại cũ) rỉ tai tôi: “Chẳng cần kiểm chứng cũng biết đồ ở đây chủ yếu được gom góp lại từ người bán phế liệu, đồng nát. Trong số đó cũng không thiếu những mặt hàng bị bọn trộm cắp, dân nghiện chôm chỉa mang ra đây bán. Đi mua đồ cũ như thế này phải huy động mọi giác quan mới chọn được đồ tốt, nếu là đồ ăn trộm, thì nhiều cái là hàng xịn, dùng rất tốt.”
Việc kinh doanh đồ “sida” đang trở thành nghề kiếm được nhiều lợi nhuận. Hàng đổ về ngày một nhiều, nhu cầu của người dân lại lớn. Thay vì bỏ tiền ra mua một món đồ đắt tiền, họ có thể lựa chọn cho mình những món đồ rẻ tiền hơn, chất lượng nhiều khi còn tốt hơn hàng mới

Bí quyết “săn” hàng thùng đẹp và độc


    Xu hướng thời trang hiện nay là sự kết hợp trang phục tùy theo cá tính và gu thẩm mỹ của từng người, nhưng tiêu chuẩn của họ luôn là: đẹp và độc.
Qua rồi cái thời cứ hàng hiệu mới là sành điệu, giới trẻ bây giờ có một “gu thời trang” mới: Tạo nên phong cách riêng với hàng thùng!
Xu hướng thời trang hiện nay là sự kết hợp trang phục tùy theo cá tính và gu thẩm mỹ của từng người, nhưng tiêu chuẩn của họ luôn là: đẹp và độc.
Để có một bộ đồ thật độc, không bị đụng hàng không nhất thiết phải vào những shop bán đồ hiệu với giá trên trời, giới trẻ giờ đây lại thích lượn lờ tại những hàng bán đồ thùng để miệt mài tìm kiếm những món đồ lạ, phù hợp với bản thân.
Một địa điểm được các bạn trẻ đến nhiều nhất có thể nói đến chợ hàng thùng Kim Liên. Tại đây, các cửa hàng bán đồ thùng tập trung thành khu lớn, với đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, giày dép, túi xách,… thoải mái cho sự lựa chọn của những người trẻ tuổi.
            Hàng thùng: Phải có thời gian!
Bích Ngọc (ĐH KHXH&NV), một chuyên gia săn hàng thùng cho biết: Để chọn mua hàng thùng thì việc trước tiên là phải có thời gian. Sẽ không thể mua được đồ vừa ý nếu như chỉ nghiêng ngó qua loa. Đặc trưng của những người đi mua hàng thùng là phải dành thời gian để tìm kiếm trong số đống hàng bày la liệt, như thế mới có thể chọn được những thứ ưng mắt. Khác với các shop thời trang, những người bán hàng thùng thường chỉ chất hàng thành đống, tùy mặc cho khách hàng lựa chọn theo ý muốn, vì số lượng hàng nhiều, không thể treo hết lên được.
Minh Thúy (ĐH KD&CN) chia sẻ: Mỗi lần mua đồ ở chợ hàng thùng, mình mất có khi cả buổi, lật lên lật xuống, bới, tìm, tuy mệt hơn mua đồ trong shop chỉ mất công ngắm nhưng bù lại mỗi khi tìm thấy món đồ nào ưng ý thì rất thích. Có những món đồ trông có vẻ nhàu nhĩ và hơi cũ một chút, chỉ cần giặt sạch sẽ, rồi mang là hơi… là đã làm cho nó trở nên như mới, không thua kém hàng tại các shop thời trang, thậm chí về chất liệu còn hơn hẳn.
             Hàng thùng: Giá cực mềm!
Giá của hàng thùng thì mềm lắm, chỉ 30-50k cũng có thể mua được một chiếc áo tương đối lạ, đắt hơn cũng có, tùy thuộc vào kiểu dáng và chất liệu. Ngoài ra với các loại hàng như túi xách, giày dép da cũng rẻ không kém. Với số tiền tương đương để mua một đôi giày hay một chiếc túi xách của Trung Quốc thì tại đây, bạn có thể lựa được những thứ đồ vào loại “xịn”, chất liệu khá ổn.
Khách hàng tìm đến với hàng thùng ngày càng nhiều, có lẽ cũng vì lý do chỉ cần bỏ một số tiền ít nhưng vẫn có đồ đẹp mang về.
Nếu như trước đây nói đến hàng thùng, người ta có ấn tượng đó là những đồ không mấy giá trị, dường như chỉ dành cho những người có túi tiền eo hẹp, thì nay, hành thùng lại trở thành một xu hướng được coi trọng hơn.
             Hàng thùng đẹp lại còn độc
Tại chợ hàng thùng Kim Liên hay những hàng bán đồ thùng trên đường Phan Bội Châu có thể bắt gặp không ít đối tượng trẻ sành điệu, những người thừa khả vào những shop thời trang đắt tiền. Song họ vẫn bỏ thời gian để đi kiếm tìm cho mình những bộ đồ hàng thùng, không chỉ vì chúng không hề đắt mà bên cạnh đó, với hàng thùng họ có thể thử sức với khả năng sáng tạo trong sự kết hợp trang phục một cách lạ mắt.
Thu Linh (ĐH Hà Nội) cho biết: Hàng thùng vừa rẻ mà lại không thiếu đồ đep. Điều đáng nói hơn là độ độc của hàng thùng có thể nói gần như tuyệt đối. Nếu chịu bỏ công tìm kiếm thêm một chút may mắn nữa thì bạn sẽ có thể có một bộ trang phục cực lạ mắt, hợp thời trang và mang dấu ấn riêng của mình.
Tuấn Anh (ĐH KTQD) cũng là một chuyên gia kiếm hàng thùng cho biết: Hàng thùng có nhiều cái hay lắm. Đôi khi rỗi rãi không có việc gì làm, vào chợ hàng thùng tìm kiếm một hồi, có khi lại tậu về được nhiều món đồ hay ra trò. Có lần, mình mua được mấy chiếc áo ở đây, sau khi giặt là sạch sẽ, mặc đi chơi, mấy đứa bạn lại cứ gạ hỏi mua ở shop nào mà đẹp thế!
Còn Duy Dương (ĐHQGHN) khẳng định: Mình luôn thích chọn đồ độc nên hàng thùng là lựa chọn số 1. Không quan trọng về giá cả, điều quan trọng là tìm cho được món đồ mình thích và phù hợp thôi